Cách nấu cháo ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi

Cháo món ăn phổ biến và giàu chất dinh dưỡng cho trẻ. Vậy cần nấu như thế nào thì đảm bảo món cháo đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

0
5352

Cháo là món ăn giàu dinh dưỡng, phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm cho trẻ.  Để con yêu có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ cần chú ý trong cách nấu. Đồng thời con bạn sẽ có sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn phát triển. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách nấu cháo ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi.

>>> Bài tập về nhà tốt hay xấu

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé luôn là một chủ đề hot của các bà mẹ bỉm sữa. Vậy làm thế nào để có được món cháo hấp dẫn, giàu dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn.

Trong nấu cháo ăn dặm cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý 4 điểm sau: nguyên liệu nấu cháo, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, cách nêm nếm và cách bảo quản cháo.

Một số sai lầm thường gặp của mẹ trong nấu cháo

Quan sát nấu cháo cho con của một số bà mẹ, Bác sĩ Nguyễn Minh Đức( bệnh viện Việt Pháp) thấy có nhiều sai lầm tai hại.

Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Ai cũng biết nước xương rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt dành cho trẻ nhỏ. Nhưng nếu đổ nước lạnh trong khi ninh xương thì dinh dưỡng sẽ bị biến đổi.

Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao mà đổ nước lạnh thì các chất đó sẽ bị kết tủa.

Nó làm cho thịt, xương cũng khó nhừ, giảm chất lượng, mùi vị bị biến đổi.

Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Khuấy đảo liên tục cháo không những làm đồ ăn nát mà món ăn kém hấp dẫn. Làm bé chán ghét với món ăn, gây bất lợi cho sức khỏe. Đồ ăn nát, nhũn còn gây mất dinh dưỡng.

Nêm nhiều gia vị khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ con dưới 1 tuổi thận còn non, nếu nhiều gia vị trong cháo không tốt cho trẻ. Trong các thực phẩm tự nhiên như rau, cá, thịt,…đã có sẵn vị ngọt, mặn. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể thêm chút gia vị vào cháo.

Những giai đoạn đầu của trẻ, thêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến cho thận của trẻ làm việc quá sức. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Cho sữa vào nấu cùng thức ăn khác

Các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo để đồ ăn dặm của bé thêm béo ngậy, giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ không nên nấu sữa quá lâu, nấu sôi nhiều lần. Làm như vậy, sữa bị mất chất dinh dưỡng, vitamin bị phá hủy.

Cách tốt nhất là nấu các thực phẩm khác trong nước trước. Sau đó, đổ sữa vào và tiếp tục đun đến khi sôi thì bắc ra. Như vậy, bảo toàn chất dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Các nguyên liệu nấu cháo cho bé trong từng giai đoạn

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Việc chọn nguyên liệu nấu cháo là bước vô cùng quan trọng. Nguyên liệu quyết định độ thơm ngon của món ăn. Nó còn phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc lựa chọn nguyên liệu cũng khác nhau.

Giai đoạn 4-6 tháng tuổi

Nguyên liệu ăn dặm cho bé chủ yếu là các loại rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Các mẹ nên chọn rau lá xanh thẫm, chỉ dùng lá không nên dùng thân, cọng. Các loại thực phẩm mềm như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… phù hợp với trẻ.

Với một số loại thực phẩm có thể bị gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, bắp. Nếu muốn nấu những nguyên liệu này, các mẹ nên thử để theo dõi xem bé có phản ứng dị ứng không.

  • Nên nấu riêng các loại thức ăn, theo dõi phản ứng của trẻ sau 3 lần ăn
  • Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, ngứa,.. loại bỏ ngay thực phẩm này.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi

Bé có ăn thêm các loại nguyên liệu từ động vật như cá, tôm, thịt, trứng hay cháo gà cho bé.

Mẹ hạn chế chọn các loại hải sản như trai, sò, hào,…chưa thích hợp cho bé. Không nên ăn các quá 3 lần/ tuần. Nếu bé nhà bạn bị dị ứng thì không nên ăn trứng với tôm.

Mẹ nên chọn các loại thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Lượng thịt trong bữa ăn của bé khoảng 15g/ phần ăn.

Tỷ lệ nước- gạo trong nấu cháo

Tùy vào lượng gạo-nước, món cháo được nấu ra sẽ đặc hay loãng. Trong giai đoạn đầu của trẻ, mẹ nên nấu cháo loãng cho bé.

Các tháng sau thì độ đặc, sánh của cháo tăng dần. Nên cho trẻ ăn thêm thức ăn kèm để vừa luyện cho bé nhai thực phẩm. Các mẹ có thể tham khảo thêm các công thức nấu cháo của người Nhật cho bé.

Trong giai đoạn 6-7 tháng, tỷ lệ gạo-nước là 1:12 hoặc 1:10. Còn giai đoạn 8-10 tháng tuổi, tỷ lệ gạo-nước là 1:8 hay 1:6.

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé trong nêm nếm, bảo quản

Việc nêm nếm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu các mẹ nêm nếm gia vị quá sớm, bé sẽ bị lệ thuộc vào các gia vị. Các bé có thể sẽ kén ăn hơn.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé hợp lí là nên hạn chế thêm muối, đường trong đồ ăn của bé. Để món ăn cho bé bớt đơn điệu, các mẹ có thể nấu thêm các loại thực phẩm có gia vị tự nhiên như cà rốt, bí ngô,…

cách nấu cháo ăn dặm cho bé

Trong khâu bảo quản, các mẹ có thể mua thức ăn cả tuần cho bé. Các thức ăn cần được chuẩn bị, xay sẵn, để đông lạnh. Trước khi nấu cho trẻ, thức ăn cần được giã đông.

Mong bài viết cách nấu cháo ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi trên sẽ giúp ích được cho nhiều bà mẹ bỉm sữa. Các mẹ có thể thoải mái sáng tạo thực đơn cho con yêu của mình.