0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ khám phá và phát huy được hết khả năng của mình. Trong đó, giai đoạn từ 0-3 tuổi lại là thời điểm quan trọng để trẻ hấp thu kiến thức một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Với phương pháp Shichida, bé có thể tiếp nhận mọi điều cha mẹ dạy, tất cả các kỹ năng từ ngôn ngữ, âm nhạc hay vẽ vời,… Sau đó, thời kỳ 3-6 tuổi lại là lúc để con trau dồi và bồi dưỡng những tố chất tốt và phát triển đúng hướng.
Với phương pháp giáo dục trẻ Shichida giai đoạn 0-3 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng theo các cách sau để con phát triển trí não toàn diện.
1/ Dạy con cảm thụ âm, phát triển thính giác
Tác dụng: Giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện.
Dạy con theo phương pháp Shichida – Cảm thụ âm nhạc
Trẻ tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng sớm càng tốt. Ngoài nghe nhạc, trẻ có thể chơi những trò phát ra âm thanh, mẹ có thể để bé tự nhún nhảy theo bài hát. Khi chơi cùng với bé, mẹ nên kết hợp các dụng cụ hay các bài hát để tăng không khí vẻ.
2/ Sử dụng flash card, hình ảnh minh họa
Tác dụng: Rèn luyện trí nhớ cho trẻ trong thời gian ngắn, giúp nâng cao năng lực nhận thức và vốn từ vựng cho trẻ.
Dạy con theo phương pháp Shichida – Flashcards
Để phát triển tốt não phải cho bé thì cha mẹ có thể dùng phương pháp chơi Flash card này. Với cách áp dụng này, bé sẽ vừa luyện được phản xạ nhớ nhanh mà còn tăng cường dung lượng nhớ cho bộ não.
Cha mẹ có thể dùng những tấm bìa cứng hay mảnh giấy nhỏ, sau đó viết các chữ cái, con số, từ vựng để bé có thể học. Tiếp đó, phương pháp này được áp dụng như sau: Mẹ sẽ lần lượt giơ các tấm flash card ra, đọc từ ghi trên đó cho bé xem và nghe 1s/tấm. Cứ tiếp tục làm đi làm lại việc này trong nhiều ngày, nhiều lần.
Tác dụng của trò chơi này là giúp bé nâng cao trí nhớ và tốc độ tư duy lẫn khả năng ghi nhớ vô hạn của trẻ.
3/ Nhận biết màu sắc
Tác dụng: Rèn luyện khái niệm về màu sắc, độ cảm thụ nghệ thuật và năng lực biểu hiện.
Với mục này, mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho bé nhìn những màu sắc đơn giản như trắng hay đen chẳng hạn. Tiếp đó có thể nâng độ khó với những màu khác. Mẹ cũng co thể mua nhiều quả cầu nhỏ với những màu sắc khác nhau, nhặt từng quả cầu lên và nói màu sắc cho trẻ nghe. Số lượng màu sắc và độ khó sẽ tăng lên theo thời gian để trẻ quen dần và phát triển bộ não, cũng như độ nhận biết.
4/ Phân biệt hình dáng
Tác dụng: Rèn luyện khái niệm về hình khối, rèn luyện năng lực tưởng tượng và năng lực nhận thức không gian.
Trẻ sẽ học nhận biết các hình học: vuông, tròn, tam giác, bình hành,… bắt đầu với khoảng 10 hình học cơ bản nhất. Cách áp dụng như sau: Mẹ sẽ chuẩn bị những hình được cắt bằng bìa, có thể kèm theo các màu sắc đa dạng để có thể kết hợp giúp trẻ học nhận biết màu sắc. Cho trẻ đoán hình, học và tư duy thêm về hình dáng những đồ vật trong nhà.
5/ Nhận biết kích thước
Tác dụng: Luyện khái niệm to, nhỏ; khái niệm theo thứ tự, trình tự; nâng cao năng lực giải quyết vấn đề.
Mẹ có thể đặt nhiều vật với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Sau đó, chỉ cho bé biết vật nào to, vật nào nhỏ. Sau khi giúp trẻ định hình và hiểu được cái nào là to, cái nào là nhỏ, mẹ có thể chơi với con bằng cách giơ 2 vật ra cho trẻ so sánh vật nào to, vật nào nhỏ.
Mẹ có thể nâng cao độ khó bằng cách cho thêm nhiều vật, rồi hỏi trẻ xác định xem cái nào to nhất, cái nào nhỏ nhất. Với những bé nhỏ, thay vì các hình khối thì mẹ nên dùng các con vật, thú nhồi bông để so sánh để kích thích sự hứng thú của trẻ.
6/ Rèn luyện các ngón tay
Tác dụng: Luyện độ khéo léo, kĩ xảo, nâng cao năng lực tập trung.
Có thể bạn không biết, các ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ 2 của con người, do vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hành động hay suy nghĩ của trẻ nhỏ. Việc đầu tiên mẹ có thể làm là luyện cho trẻ cách cầm nắm. Khoảng thời kỳ từ 2-3 tháng tuổi, trẻ đã có thể cầm nắm rất chắc những vật trong phạm vi tầm với.
Khi mới bắt đầu, bé có thể luyện cầm với 5 ngón tay, sau đó khó hơn là 4 ngón rồi 3 ngón, 2 ngón. Mẹ có thể rèn luyện bé bằng các viên bi nhỏ, cho bé học cách bỏ vào hộp hay nhặt từ hộp ra. Lưu ý giai đoạn này mẹ cần theo sát bé vì bé có thể vô tình bỏ vật vào miệng rất nguy hiểm. Thời gian đầu có thể khá khó khăn nhưng chỉ cần rèn luyện dần, bé sẽ thành thạo hơn.
7/ Phát triển toàn diện 5 giác quan
Tác dụng: Rèn luyện cảm giác, tăng độ cảm âm, điều hòa cảm xúc.
Theo phương pháp Shichida, việc phát triển toàn diện 5 giác quan cần bố mẹ thường xuyên cho bé dạo trong xóm, ngõ để bé được tiếp xúc với thiên nhiên. Thời điểm có thể là buổi sớm trong lành hay buổi tối mát mẻ, bé sẽ làm quen dần với cây cỏ, cảnh vật,..
Bé có thể ngửi các mùi thơm của các loại hoa, nghe âm thanh chim hót. Hãy cho trẻ làm quen và hiểu biết thêm nhiều về cảnh vật xung quanh, giúp kích thích sự tò mò trong trẻ. Hơn nữa, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với động vật cũng là một cách giúp bé hướng thiện, biết yêu thương hơn.
Với phương pháp dạy con Shichida, trẻ sẽ được phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên. Nếu áp dụng đúng cách và phát huy được hết tác dụng của phương pháp này, bé sẽ phát triển trí não một cách toàn diện nhất.
Mọi người tham gia nhóm: "Phương pháp nuôi dạy con thông minh – Nhanh nhẹn" để chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích về nuôi dạy con cái với các cha mẹ khác nhé
https://www.facebook.com/groups/719429545507908
https://www.facebook.com/ppnuoidayconthongminh/