Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh đến việc làm của người lao động, thí sinh định hướng nghề nghiệp 4.0 như thế nào? Trong khi công việc lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc tự động, ngay cả những công việc chuyên môn cao như nhà phân tích tài chính, bác sĩ, kế toán,… cũng sẽ bị tự động hóa một phần.
>>> Tìm hiểu ngành cơ khí thi khối nào
Định hướng nghề nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những thách thức to lớn như phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Hàng triệu người lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, việc định hướng nghề nghiệp 4. là rất quan trọng. Chúng ta cần phải nắm bắt được được xu hướng nghề nghiệp 4.0 hiện nay để tránh chọn sai nghề, tự đặt mình vào một tương lai mờ mịt, không vững chắc.
Xu hướng nghề nghiệp 4.0 sẽ phát triển trong những năm tới
Trên thực tế, có rất nhiều bạn chọn nghề theo sự áp đặt của gia đình. Hay theo xu hướng có thu nhập cao, theo trào lưu. Nhiều bạn chọn ngành nghề gấp rút mà không suy xét kỹ chọn nghề có phù hợp với năng lực, có đam mê và xu hướng phát triển của ngành nghề đó. Từ đó ta thấy được việc định hướng nghề nghiệp là rất quan trọng. Dưới đây là các ngành nghề trong 4.0 có xu hướng phát triển nhất.
a) Công nghệ thông tin
Tất nhiên là vậy rồi! Ngành này chắc chắn sẽ là ngành dẫn đầu trong xu hướng nghề nghiệp 4.0. Những nhân tài bên trong ngành này tuyệt đối sẽ tìm được một việc phù hợp với bản thân dễ dàng trong thời gian tới.
Các ngành nhỏ bên trong CNTT:
– Lập trình ứng dụng điện thoại.
Một trong những ngành phát triển nhanh nhất thế giới, cung cấp những cơ hội làm việc cho các nhà lập trình ứng dụng điện thoại
– Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator).
Dữ liệu của các doanh nghiệp ngày nay phần lớn đều được số hóa và lưu trữ trên máy tính. Ngoài ra, nhiều cơ sở dữ liệu còn được kết nối với Internet và điện toán đám mây nên vấn đề bảo mật sẽ ngày càng trở nên quan trọng và phức tạp hơn
– Kỹ sư phần mềm.
Nhu cầu về các kỹ sư phần mềm sẽ đi liền với sự phát triển của mạng Internet. Đồng thời là những tiến bộ của khoa học công nghệ. Nhu cầu cập nhật và nâng cấp hệ thống cho các doanh nghiệp cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những kĩ sư phần mềm.
– Thiết kế game video.
Các thị trường đang bùng nổ trên console truyền thống và PC, sự phổ biến tăng lên, sức mạnh xử lý và khả năng đồ họa của các thiết bị di động đã mở ra một thế giới mới về cơ hội làm việc cho các nhà thiết kế trò chơi, họa sĩ và lập trình viên. di động, đây chính là cơ hội nghề nghiệp khá lý tưởng với mức lương khủng cho các lập trình viên thiết kế game.
– Quản trị mạng.
Nhu cầu đối với nghề quản trị mạng sẽ tiếp tục tăng khi các tổ chức đầu tư vào hệ thống mới và các công nghệ mạng để tăng lợi nhuận và đạt được một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
– Chuyên gia bảo mật.
Vấn đề an ninh mạng sẽ là một mối quan tâm hàng đầu đối với nhà quản lý CNTT và các doanh nghiệp, để chống lại các cuộc tấn công mạng.
-Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
Với một công ty có quy mô lớn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau thì sự phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng, họ cần được trang bị một hệ thống máy tính thống nhất.
– Phát triển và thiết kế website.
Bán hàng qua mạng đang là phương thức kinh doanh phổ biến hiện nay. Việc bán hàng qua mạng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh. Ví dụ như mặt bằng, thuế, nhân công… -Thông tin y tế kỹ thuật. Áp dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe sẽ trở nên phổ biến và tạo thêm nhiều việc làm từ năm 2012 đến năm 2020, hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác trên thế giới.
– Quản lý công nghệ.
Quản lý công nghệ là ngành có mức lương khởi điểm cao nhất trong danh sách nhưng cũng là ngành có đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao nhất.
b) Công nghệ vật liệu nano
Nếu như ví ngành CNTT là khung xương thì Công nghệ Nano chính là các tế bào. Vì thế, có thể dễ dàng nhận ra được sự quan trọng tột bậc của ngành Công nghệ vật liệu Nano.
Trong tương lai, con người sẽ cần những linh kiện điện tử kích cỡ nano để ứng dụng vào trong hình thức In 3D. Hình thức in 3D (xếp chồng vật liệu theo thiết kế có sẵn trong máy tính để lắp ráp kích cỡ siêu nhỏ và cực kỳ phức tạp, tạo ra các vi mô tế bào sử dụng trong công nghệ ghép tạng y tế)
Người ta có thể làm micro và nano. Những điều mà ngành sản xuất truyền thống không làm nổi.
c) Ngành nghề thuộc nhóm Năng lượng
Ở Việt Nam chúng ta hiện tại, cơ sở hạ tầng của ngành Năng lượng đang phát triển với một tốc độ chóng mắt và được định hướng dần theo cơ chế thị trường. Kéo theo đó chính là hệ thống năng lượng càng phức tạp, đa dạng hơn nhiều. Điều đó đòi hỏi một nguồn nhân lực kỹ thuật cao để đảm bảo sự hiện đại hóa trong thời đại mới.
-Công nghệ sản xuất, truyền tải điện.
-Công nghệ khai thác, chế biến than.
-Công nghệ khai thác, chế biến dầu khí.
-Năng lượng tái tạo.
d) Ngành Logistics
Có vai trò giống như mạch máu, vận chuyển hàng hóa vật tư trong ngành công nghiệp số hóa 4.0. Hoạt động logistics không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận. Mà còn giao nhận vận tải mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất.
Logistics là một hoạt động thương mại. Khi thực hiện tốt hoạt động này thì sẽ đảm bảo cho nguồn dịch vụ tốt hơn. Mức chi phí thấp và mang lại hiệu quả cao cho cả nền kinh tế.
Nguồn nhân lực cao cho ngành Logistics tại nước ta còn khá khan hiểm. Trong thời đại 4.0, khi mà ngành công nghiệp được số hóa gần như phần lớn thì ngành Logistics chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đó.
e) Ngành kỹ thuật Y sinh
Là một bộ môn khá lạ lẫm đối với các em học sinh hiện nay. Ngành Kỹ thuật y sinh là ngành học ứng dụng kỹ thuật tiên tiến (như nano, tế bào gốc, y tế viễn thông) vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về con người, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tìm bệnh, điều trị kỹ thuật cao, bảo trì thiết bị y học
Việc nghiên cứu chế tạo các trang thiết bị phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước trong điều kiện 80% số lượng máy móc sử dụng trong ngành y tế đang phải nhập khẩu từ nước ngoài chính là chương trình trọng điểm quốc gia và vô cùng khan hiếm nhân lực.
Như vậy đối với các bạn đang theo học ngành Kỹ thuật y sinh, việc kiếm cho mình một công việc phù hợp trong tương lai có thể nói không có quá nhiều khó khăn.
f)Nhóm ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn
l) Nhóm ngành thiết kế sáng tạo
g) Nhóm ngành dinh dưỡng và ẩm thực
h) Nhóm ngành điện tử, cơ khí, tự động hóa
i) Nhóm ngành quản lý, quản trị, nhóm ngành công nghệ chế biến
Mỗi năm có hàng nghìn ngành, nghề cũ đã bị thay thế bởi những ngành, nghề mới ra đời. Vì vậy, định hướng nghề nghiệp 4.0 đòi hỏi bạn phải có sự lựa chọn đúng đắn. Như vậy, cuộc cách mạng 4.0 mở ra cơ hội cho những học sinh được theo đuổi các ngành nghề phù hợp, đúng xu hướng và trọng điểm. Hãy lựa chọn đúng đắn để có được một nghề nghiệp tương lai giá trị nhé.