Ngành xây dựng là một ngành khá hot được rất nhiều các em học sinh quan tâm. Ở bài viết này, TKBooks sẽ chia sẻ về ngành xây dưng thi khối nào và các trường đào tạo ngành này nhé!
Ngành xây dựng là gì? Tại sao nên học xây dựng?
Khá nhiều người quan niệm học xây dựng phải “dầm mưa dãi nắng”, vô cùng vất vả. Tuy nhiên trên thực tế, xây dựng đào tạo rất nhiều những chuyên ngành khác nhau phù hợp với năng lực và sở thích của tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu top những lý do nên học ngành xây dựng nhé.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành xây dựng đang là ngành lên ngôi, đây cũng là ngành thu hút nhiều nguồn lao động nhất.
- Mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm: Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, rất nhiều các công trình kiến trúc lớn đang cần đươc xây dựng. Vì vậy học ngành này giúp bạn mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm.
- Thu nhập cao: TKBooks đang đánh giá xây dựng là một trong những ngành mang lại nguồn thu nhập cao nhất hiện nay. Bạn có thể phát triển cả thị trường trong nước và nước ngoài. Nếu bạn thật sự có năng lực thì ngành xây dựng hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn dành cho bạn.
- Thỏa sức sáng tạo: Với nguồn thu nhập cao như vậy, tất nhiên ngành này cũng có rất nhiều áp lực đòi hỏi phải di chuyển, đi công tác xa. Đây cũng có thể coi là mặt ưu điểm cũng có thể coi là hạn chế. Nhưng với điều kiện như vậy, bạn được thỏa sức sáng tạo, thích hợp với những bạn thích phiêu lưu, thích sáng tạo, hiện thức hóa ý tưởng của mình.
Ngành xây dựng học những gì?
Ngành xây dựng có rất nhiều những chuyên ngành khác nhau phù hợp với sở thích của các em học sinh. Trước khi nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường, các em nên cân nhắc xem sở thích và năng lực của mình phù hợp với những ngành nào để có lựa chọn đúng đắn nhất.
Có thể chia ngành xây dựng thành những lĩnh vực như sau:
- Kiến trúc sư: Kiến trúc sơ làm các nhiệm vụ thiết kế, quy hoạch đô thị, quy hoạch công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, … thiết kế các loại công trình: nhà ở, khách sạn, nhà hàng…
- Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình: đây là lĩnh vực nghiên cứu về sự ổn định và bền vững của công trình, tính toán các khả năng chịu tải, độ lún, chịu trách nhiệm khảo sát môi trường (đất, nước, không khí,…) để đảm bảo sự ổn định bền vững của công trình.
- Ngoài ra còn có các lĩnh vực đào tạo như: Kỹ sư kết cấu công trình;kỹ sư vật liệu xây dựng; kỹ sư giao thông công chính; kỹ sư điện nước và thiết bị kỹ thuật…
- Quản lý dự án xây dựng: Thêm một lĩnh vực đào tạo nữa dành cho những bạn yêu thích ngành xây dựng. Quản lý dự án xây dựng giống như các chủ đầu tư, tổ chức, quản lý, chịu trách nhiệm kết nối giữa các bộ phận, tư vấn giám sát đảm bảo sự hoạt động của công trình.
Ngành xây dựng thi khối nào
Ngành xây dựng là ngành đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Nếu muốn theo học ngành xây dựng bạn cần phải học tốt những môn Toán và Lý, Tiếng anh.
Tùy vào các trường đại học sẽ có những quy chế xét tuyển, chỉ tiêu và những phương thức xét tuyển khác nhau. Nếu muốn hiểu rõ hơn về những yếu tố trên, các em nên chủ động gọi điện tới bộ phận tuyển sinh của trường nhờ tư vấn hoặc theo dõi trên trang web của trường.
Những cách trên sẽ giúp các em biết ngành xây dựng xét tuyển khối nào! Nhìn chung hầu hết các trường đều xét tuyển theo 2 tổ hợp môn A( Toán, Lý, Hóa) và D1( Toán, Lý, Anh). Ngoài ra có một số trước xét tuyển thêm khối A1( Toán, Lý, Anh) và C1( Toán, Văn, Lý).
Ngoài dựa vào điểm trung bình kết quả thi của tổ hợp môn THPT, có rất nhiều trường đánh giá năng lực dựa trên học bạ của học sinh.
Các trường đào tạo ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành khá hot thu hút rất nhiều người theo học. Có rất nhiều các trường đào tạo ngành này. Dưới đây là một số những trường tiêu biểu đi đầu trong việc đào tạo ngành xây dựng:
Tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
- Trường Đại học Giao thông Vận tải
- Trường Đại học Hàng Hải
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại hoc Kiến Trúc Hà Nội
- Trường Đại học Thủy Lợi
- Trường Đại học dân lập Phương Đông
Tại khu vực Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Trung, Nam
- Trường Đại học Bách Khoa TP HCM
- Trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Công nghệ Tp HCM
- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Các trường Đại học Kiến trúc ( Đà Nẵng, tp. Hồ Chí Minh).
Ngoài tìm hiểu ngành xây dựng thi khối gì các em nên chủ động xem điểm sàn của trường tại những năm trước để đánh giá xem có phù hợp với học lực của mình không nhé! Kì thi THPT Quốc gia sắp tới, chúc các em có thêm thật nhiều may mắn và sự tự tin để hoàn thiện tốt bài thi của mình.
>>> Ngành công tác xã hội là gì <<<