Tất tần tật phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12

Tổng hợp tất tần tật phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12 dành cho các bạn học sinh ôn thi THPT Quốc gia. Nắm vững phong cách sáng tác giúp các em hiểu hơn về văn phong của tác giả.

0
12568

Tổng hợp tất tần tật phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12 dành cho các bạn học sinh ôn thi THPT Quốc gia. Nắm vững phong cách sáng tác giúp các em hiểu hơn về văn phong của tác giả. Đồng thời đây sẽ là cách để các em dựa vào đó để viết văn tốt hơn.

Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987)

Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm “Vang bóng một thời”, “Thiếu quê hương”, “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Đường vui”. Trong chương trình lớp 12, học sinh biết đến tác giả Nguyễn Tuân qua tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Nguyễn Tuân là người có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài ba và uyên bác, một trong những bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.

phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12

Tô Hoài (1920 -2014)

Tô Hoài là một nhà nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “Vợ chồng A Phủ’. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác, khối lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời đời thường.

Phong cách sáng tác: Sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ sống động. Sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.

phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12

Tố Hữu (1920 -2002)

Ông là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến Việt Nam. Ông là một trong những người có phong cách sáng tác văn học được nhiều người yêu thích. Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc, mang tính dân tộc đậm đà. Bài thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc.

phong cách sáng tác của tác giả văn học lớp 12

Kim Lân (1920 – 2007)

Phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12 không thể không kể đến Kim Lân. Ông là người chuyên viết truyện ngắn và viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thức mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Kim Lân nổi tiếng với các truyện ngắn: Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962), Nên vợ nên chồng ( 1955).

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2001.

phong cách sáng tác của tác giả văn học lớp 12

Nguyễn Minh Châu (1930 -1989)

Nguyễn Minh Châu là cây bút có ảnh hưởng lớn đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Tác phẩm chính: ” Cửa sông”- 1967,” Những vùng trời khác nhau”-1970…

Nguyễn Minh Châu luôn khẳng định bản sắc cá nhân nghệ sĩ bằng nét phong cách kết hợp hài hòa triết lí cuộc đời với trữ tình lãng mạn. Xây dựng hình tường nhân vật trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp nhưng lại hòa hợp và thống nhất. Từ đó đề cao những giá trị nhân văn.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000.

phong cách sáng tác của tác giả văn học lớp 12

Nam Cao (1915 -1951)

Nam Cao mang đậm phong cách sáng tác lối hiện thực. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán của thời kỳ 1940 -1945. Đồng thời Nam Cao cũng là một trong những câu bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Các sáng tác nổi tiếng của tác giả Nam Cao: Chí Phèo, Đời Thừa… Ông có một kho tác văn chương đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn và bút ký…

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.

phong cách sáng tác của tác giả văn học lớp 12

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 – )

Ông là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Là người có phong cách tài hoa, trữ tình, hướng nội. Lối văn thấm đậm triết lý sâu sắc.

Tác phẩm nổi tiếng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Những dấu chân qua thành phố”, “Dạ khúc”…

Nguyễn Thi (1928 – 1968)

Nguyễn Thi cũng là một cái tên tiêu biểu đại diện cho phong cách sáng tác độc đáo của các tác giả lớp 12. Bút danh khác của ông là Nguyễn Ngọc Tấn. Ông là nhà văn chiến sĩ mà cuộc đời và cá sự nghiệp của ông để lại nhiều bài học lớn cho thế hệ nhà văn thời chống Mĩ.

Sáng tác của ông với nhiều thể loại như thơ, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết: “Những đứa con trong gia đình”, “Người mẹ cầm súng”,…

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2000.

Quang Dũng (1921 -1988)

Nổi tiếng là nghệ sĩ đa tài, Quang Dũng được đời sau biết đến với tài lẻ thơ ca, nhạc, họa. Ông là một trong những nahf thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám.

Sáng tác nổi bật: “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”, “Tây tiến”.

Nguyễn Khoa Điềm (1943 – )

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Phong cách sáng tác của tác giả giàu chất suy tư. Cảm xúc dồn nén mang nhiều tâm tư của người tri thức.

Ông là nhà thơ trữ tình chính trị, dành phần lớn cuộc đời để viết về đề tài đất nước. Sáng tác nổi bật: Đất nước…

Xuân Quỳnh (1942 – 1988)

Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau: khi hạnh phúc đắm say, khi đau khổ, suy tư, khát khao những hạnh phúc đời thường.

Trên đây là một số những phong cách sáng tác của các tác giả lớp 12. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho các em. Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.